Cây tía tô là loại thực vật phổ biến tại Việt Nam cũng như tại Châu Á. Lá tía tô không chỉ là món rau gia vị dễ chế biến mà còn là cây thuốc Đông y dễ trồng.
Tía tô là loại thực vật có tính chất ấm, tía tô thường được trồng ở các vùng đất nhiều ánh sáng, độ ẩm tốt. Lá cây mang màu sắc tím, xanh, cũng có loại lá cây màu đỏ. Những chiếc lá được mọc đối xứng nhau, ở mép có hình răng cưa. Cây tía tô có hoa màu tím hoặc trắng mọc thành từng chùm ở ngọn. Loại thực vật này có quả màu nâu nhạt, hình cầu, kích thước nhỏ.
Để chế biến tía tô có rất nhiều cách, nhưng đơn giản nhất vẫn là rửa sạch rồi ăn như các loại rau sống khác, hoặc đun cùng nước uống. Hương vị của loại rau gia vị này được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì thế nước tía tô tươi có vị dễ uống, thanh mát mà chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, lợi vào kinh tỳ, phế. Tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau…
Theo nghiên cứu y học hiện đại, nước sắc của cành và lá tía tô có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn ruột kết, trực khuẩn lị, tụ cầu khuẩn; một số nấm gây bệnh ngoài da; tăng cường nhu động dạ dày, ruột; làm giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản, do đó có tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn; có tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết; chống đông máu, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm độ đặc và độ dính của máu…
Lá tía tô có vô vàn lợi ích quý giá với sức khỏe con người khi được sử dụng đúng cách, nhất là những công dụng sau đây.
Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa
Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa khắp cơ thể không hề hiếm gặp, việc chữa trị khỏi tận gốc chứng bệnh này cũng gặp nhiều khó khăn.
Để có thể giúp cho việc điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa thì bạn có thể sử dụng nước tía tô để uống, đồng thời lấy bã lá đắp vào chỗ bị nổi mẩn ngứa. Điều này sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy của bạn giảm đáng kể.
Lá tía tô chống viêm và dị ứng Những hiệu quả mà lá tía tô trong việc chống lại tình trạng viêm và dị ứng đã được nhiều nhà khoa học chứng mình. Nhờ vào những thành phần có trong lá tía tô mà có thể làm ức chế đi sự kích thích histamine ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da.
Tác dụng chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì trong điều trị bệnh gout ? Tía tô có tới 4 chất có thể làm giảm đi đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành acid uric trong máu và gây ra bệnh gout.
Ngoài ra, nước lá tía tô còn giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn khi bị mắc bệnh, làm bệnh nhân dễ chịu hơn trong sinh hoạt.
Điều trị các triệu chứng về ho
Uống nước lá tía tô kết hợp với bạc hà sẽ giúp long đờm, giảm sưng đau họng. Tuy nhiên chỉ nên dùng cách này khi mà tình trạng bệnh của bạn vẫn còn nhẹ, còn bị nặng hơn sẽ không mang lại nhiều tác dụng.
Giải cảm bằng lá tía tô
Lá tía tô được biết đến với công dụng đầu tiên và phổ biến nhất là giải cảm. Thời tiết thay đổi, sức đề kháng yếu dẫn đến cảm mạo là điều khó tránh khỏi. Người bệnh có thể dùng lá tía tô để xông và nấu cháo lá tía tô để ăn sẽ rất nhanh hết bệnh. Xông: Chuẩn bị lá tía tia với một ít lá sả và lá hương nhu đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Sau khi các nguyên liệu được làm sạch và cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi nào sôi thì tắt bếp. Khi xông thì trùm chăn kín và từ từ mở vung để cho hơi trong nồi thoát ra dao cng vừa ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.
Nấu cháo: Cần chuẩn bị thịt nạc xay lá tía tô và gạo, với cách này thì bạn nấu cháo thịt xay như bình thường, khi ăn thì trộn thêm lá tía tô non thái chỉ vào ăn cùng.
10 BÀI THUỐC THƯỜNG DÙNG TỪ CÂY TÍA TÔ
- Bài thuốc chữa chướng bụng, kiện vị, cầm nôn: Lá tía tô giã lấy nước đem hòa với một ít muối và uống trong 1 lần. Nếu nôn mửa do thai nghén, nên dùng nước sắc từ cành tía tô để uống.
- Bài thuốc chữa cảm lạnh: Tô diệp (lá tía tô khô) 8g, trần bì 6g, hương phụ 8g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống.
- Bài thuốc chữa hen suyễn, ho nhiều đờm: Hạt tía tô, hạt cải thìa , hạt củ cải, liều lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Ngày uống 9g, chia 3 lần
- Bài thuốc tiêu đờm giảm ho: Tô diệp 15g, gừng khô 3g sắc uống mỗi ngày. Nước sắc đem chia thành 2 lần uống.
- Bài thuốc chữa đau bụng do ngộ độc thực phẩm: Lá tía tô tươi, giã nát, lọc lấy nước uống. Hoặc dùng tô diệp (lá tía tô khô) 10g sắc uống.
- Bài thuốc làm đẹp da: Vò nát lá tía tô hòa vào nước tắm
- Bài thuốc chữa trúng độc”tô tử giải độc thang”: Tô diệp 10g, cam thảo 4g, gừng tươi 8g sắc với 600ml nước, còn 200ml. Chia thành 3 phần, uống khi thuốc còn nóng.
- Bài thuốc chữa sưng vú: Lá tía tô 30g đem sắc nước uống, dùng bã đắp lên vú.
- Bài thuốc chữa tiêu chảy, miệng nôn trôn tháo: Lấy lá tô tử cho vào nồi đun, sau đó bỏ bã và nấu đặc thành cao. Đậu đỏ rang vàng, tán bột mịn rồi trộn với thuốc cao tía tô hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần dùng 50 viên, chia 2 lần.
- Bài thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa: Lá tía tô tươi, giã nát, xát vào chỗ bị bệnh hoặc dùng nước sắc từ cây tía tô đem rửa bên ngoài.
Lưu ý khi sử dụng:
Nước tía tô tươi nên đun từ 10- 15 phút. Không nên đun sôi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong đó sẽ bị bay hơi, giảm hiệu quả điều trị.
Người bị cảm phong nhiệt không nên dùng nước lá tía tô. Không dùng nước tía tô trong thời gian dài có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
Nước lá tía tô tươi nên sử dụng ngay hoặc bảo quản ngăn mát tủ lạnh uống trong ngày để đảm bảo chất lượng và hương vị.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ, y học hiện đã đã áp dụng công nghiệp chiết xuất, loại bỏ tạp chất sấy kho để tạo ra TRÀ HÒA TAN TÍA TÔ HYGIE sử dụng rất tiện lợi. Bạn có thể tham khảo thêm tham tin chi tiết về sản phẩm tại đây